Y phục Trung Quốc cổ đại phần 1 ( Nữ)


Trong lúc làm Thượng cung, Myu tìm được cái này nên chuyển ngữ và đăng lên để các bạn xem cho vui, hi vọng có thể giúp các bạn dễ hình dung hơn khi đọc các truyện cổ đại. Quần áo lấy theo chuẩn thời Minh nhé. Myu sẽ rất vui nếu các bạn dẫn nguồn khi post lại đó, hjhj. ^^

<Nguồn: Tổng hợp từ nhiều web Trung Quốc>

I.Quan phục của hoàng hậu:(Đại Minh)

Phàm tế trời, đến tông miếu, đến nơi thờ cúng, lên triều hoàng hậu sẽ mặc lễ phục, thiết yến thì mặc thường phục.

1. Lễ phục (địch y):

-Mũ phượng: theo sách thì trên mũ phượng có chín con rồng, bốn con phượng. Nhưng theo di tích khai quật thì số lượng rồng phượng khác nhau tùy theo triều đại. Hình dưới vẽ theo loại mũ phượng có chín rồng. Mũ phượng lấy trúc được sơn qua làm khuôn, sau đó gắn thủy phí, rồng vàng, phượng hoàng bằng ngọc bích,  hoa ngọc, ngọc Lục bảo, trân châu lên để trang trí.

– Địch y: Màu xanh thẫm, cổ áo, tay áo, vạt áo hai bên và vạt áo dưới chân màu đỏ thêu hoa văn rồng bay trong mây. Mặt trên thêu bốn mươi cặp chim trĩ.

– Aó trong: màu xanh ngọc, viền đỏ, thêu hoa văn nửa xanh nửa đen.

– Miếng che đầu gối: Cùng màu, viền đỏ, ở giữa thêu bốn vòng hoa nhỏ, mỗi bên thêu ba con chim trĩ.(Chim trĩ: một loại gà rừng đuôi dài.) Viền thêu hoa văn rồng mây.

– Ngọc khuê: Dài bảy tấc, phía trên chuốt nhọn, phía dưới bọc vàng, trên thân có hoa văn khắc nổi.

– Đai ngọc: Màu xanh lục sáng, có thêu hoa văn rồng mây bằng chỉ vàng, khảm mười miếng ngọc bích.

– Đai lưng: Phía trên là màu xanh, phía dưới màu đỏ, có hai đoạn dây thả xuống thêu hoa văn rồng mây bằng chỉ vàng.

– Băng lụa: Lấy năm màu: hồng nhạt, xanh lục. đỏ, vàng, trắng dệt thành.

– Ngọc bội: Hai miếng ngọc bội, phía dưới có năm tua ngọc nhỏ.

– Gìay và tất màu xanh.

2. Thường phục ( Đại sam kèm khăn quàng vai):

– Mũ phượng: Trên mũ là hai cặp phượng và rồng, may bằng vải lụa màu đen, đính phỉ thúy theo hình ngọn núi. Trên đỉnh là một con rồng vàng, hai bên có hai chim phượng theo kèm, miệng ngậm hạt châu. Từ trước ra sau là hoa mẫu đơn bằng ngọc, có lá nhỏ bằng ngọc phỉ thúy. Mỗi bên là ba lá mấn( tổng cộng sáu là), trên có thêu rồng vàng ngận ngọc, đính trân châu rủ xuống.

– Aó ngoài: Màu vàng, hai cổ áo may đứng, ở giữa có ba cúc áo. Vạt sau dài hơn vạt trước, khi đi thì được gấp lên, giữ bằng hai cúc áo được giấu kín, khi quỳ lạy lại mở ra.

– Khăn quàng vai: Quàng song song bên người, buông xuống trước ngực, có móc cài giữ. Màu xanh sẫm, thêu hoa văn rồng vàng, mây tía. viền ngọc. Đằng sau có mảnh vải hình tam giác giữ lại.

– Aó trong: Màu đỏ, trước ngực thêu hoa văn vàng rồng, đính ngọc trang trí.

– Đai lưng: Màu đỏ, có khi có thêm màu xanh hoặc lục.

– Aó lót: Màu vàng, thêu vân chìm rồng vờn mây.

– Váy: Màu đỏ, viền xanh lục, thêu vân chìm rồng vờn mây.

– Đai ngọc: Màu xanh lục sáng, thêu hoa văn rồng mây bằng chỉ vàng. Khảm mười viên ngọc, bốn miếng vàng.

– Ngọc hoa kết thành dải, xâu bằng chỉ đỏ thắt nút.

– Gìay và tất màu xanh.

3. Thường phục áo ngắn:

–  Kiểu dáng quần áo có tính đại biểu nhất đời Minh, thông dụng từ hoàng cung đến dân gian, phần trên là áo ngắn hoặc áo kép, phần dưới là váy mã diện ( Váy mã diện là loại váy bắt đầu xuất hiện từ thời Minh, có nếp gấp dọc theo thân váy) , tay áo hình cung, cổ tay áo may hẹp viền trắng. Áo thả ngoài váy, ngắn thì tới thắt lưng, dài thì phủ tới đầu gối, đến đời Thanh, con gái Hán vẫn mặc theo kiểu này, ảnh hưởng đến các nước nhỏ như Triều Tiên, hình thành Hàn phục hôm nay.

– Búi tóc ( tiêu địch ), bên ngoài có nón bằng tơ vàng, trên cắm trâm thoa hình hoa cỏ, côn trùng.

4. Bách Tử y (áo kép):

– Áo ngoài màu đỏ thêu rồng và tranh dân gian bằng chỉ kim tuyến, tà chia hai, cổ vuông. Có năm hàng nút, vạt trước và vạt sau bằng nhau, tay áo dùng chỉ kim tuyến thêu chín con rồng, toàn bộ thân áo thêu bức tranh trăm con, ở giữa trang trí thêm tranh đỉnh vàng, nén bạc, ngọc quý, san hô, tiền đồng, sừng tê giác cùng với hoa đào, hoa hồng, mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc và các tranh hoa cỏ khác tạo thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

– Váy: váy mã diện, hai lớp, thêu hình rồng xuống biển.

– Mũ: Mũ bằng sa đen còn gọi là tông mạo, nhọn đầu, hợp với búi tóc ( tiêu địch), phía trên có thể cắm thêm thoa, trâm cài.

5. Bỉ giáp:

– Áo: Cổ vuông, hai tà bằng nhau. Trước ngực và lưng thêu hình rồng, hoa văn như ý bên mép biên, mây tốt lành lấp chỗ trống, phía dưới có thêu thêm sóng biển và rồng con. Áo trong màu vàng thêu hoa, đều dùng nút vàng.

– Váy: váy mã diện

II.Quan phục của hoàng phi:

Hoàng phi khi nhận sắc lệnh, cúng tế thì mặc lễ phục., thiết yến thì mặc thường phục.

1.Lễ phục:

– Mũ: Mũ có chín con chim trĩ, hai đỉnh. Mão làm bằng lụa đen, gắn ngọc phỉ thúy thành hình núi. Hai con gà gô bằng ngọc lớn, ba con gà gô bằng ngọc nhỏ, bốn con gà gô bằng phỉ thúy. Hai con phượng bằng vàng, miệng ngậm chuỗi ngọc. Một cặp trâm vàng, hai đóa hao mẫu đơn lớn bằng ngọc ở trước và sau, ngọc xếp xòe ra theo hình hoa mai, trên mỗi cánh là bốn chuỗi trân châu nhỏ.

– Áo ngoài và khăn quàng vai: Áo ngoài màu đỏ, bằng tơ tằm mềm. Khăn quàng vai màu xanh sẫm, thêu hoa văn phượng vàng vờn mây tía, hoặc thêu hoặc đính thêm phỉ thúy, trân châu để trang trí.

– Áo trong ( cúc y): Màu xanh sẫm, trước ngực thêu hoa văn phượng loan vờn mây bằng chỉ vàng.

– Đai lưng: màu xanh thắt nút, hoặc đỏ hoặc xanh lục, tùy theo màu y phục.

– Viền áo trong: màu xanh, cổ áo màu đỏ, dệt hoa văn phượng chìm.

– Viền áo ngoài: màu đỏ, dệt hoa văn phượng chìm.

– Ngọc khuê: Dài bảy tác, đầu nhọn, có hoa văn chìm, phần đuôi quấn gấm.

– Đai ngọc: màu xanh sáng, thêu hoa văn phượng bằng chỉ vàng, đính mười viên ngọc, ba miếng vàng.

– Giày màu xanh sáng, tất màu xanh, đồ trang sức dùng hoa văn phượng mạ vàng.

2. Áo cánh hoàng phi:

– Mũ: Tông mạo bằng sa đen, vấn búi tóc tiêu địch. Phía trên gắn thêm trâm, thoa, hoa sai..vv

– Áo kép: đỏ thẫm, thêu hoa mẫu đơn, tranh thêu hoa thể hiện ” Hồng phúc tề thiên” ( nghĩ là hồng phúc ngang trời), cổ vuông, vạt đôi, nút áo bằng vàng. Trước ngực và lưng đắp thêm mảnh vải hình vuông, trước ngực thêu hoa văn năm rồng vờn mây, tô điểm thêm mây, núi, sông biển; có hai chữ ” Hồng, Phúc” hai bên trái phải. Sau lưng cũng thêu hoa văn năm rồng vờn mây, tô điểm thêm mây, núi, sông biển; có hai chữ ” Tề Thiên” dựng thẳng ở chính giữa.

III. Quan phục của hoàng tần:( * tần: một loại thiếp của vua)

1. Lễ phục:

– Mũ: cũng dùng mũ chín con chim trĩ, không có phượng như mũ của hoàng phi. Áo ngoài và áo trong đều giống hoàng phi. Ngọc khuê không có hoa văn chìm.

2. Thường phục:

– Áo cánh: chế như áo hoàng phi. Áo kép ngoài thêu bốn nhánh mẫu đơn quấn vào nhau, có nẹp bảo vệ cổ áo, tay áo hẹp, viền trắng.

– Mũ: Tông mạo bằng sa đen, phía trên cắm trâm ” Vạn thọ ” và châu sai.

IV. Quan phục của hoàng thái tử phi: 

Lễ phục

– Mũ: Mũ có chín con chim trĩ, bốn con phượng. Mũ lấy trúc được sơn qua làm khuôn, đính phỉ thúy, phía trên trang trí chín con trĩ bằng ngọc phỉ thúy xanh biếc, bốn con phượng làm bằng vàng, miệng ngậm hạt châu. Châu ngọc xếp thành hình mây, đính ngọc thành mười hai đóa hoa mẫu đơn lớn, trên mỗi đóa có chín cánh hoa, xen giữa là hoa mẫu đơn nhỏ bằng phỉ thúy, mỗi đóa năm cánh hoa. Mỗi bên hai lá mấn ( tổng cộng bốn lá), thêu hoa văn loan phượng bằng chỉ vàng, miệng ngậm hạt châu, viền ngoài bằng ngọc trai. Viền mũ đính hai mươi mốt viên ngọc.

–  Địch y: Màu xanh thẫm, thêu một trăm ma mươi tám con chim trĩ, ở giữa trang trí thêm hoa nhỏ, áo viền đỏ, thêu hoa văn chim phượng bằng chỉ vàng.

– Áo giữa: Màu xanh ngọc, viền đỏ, hoa văn nửa đen, nửa xanh.

– Miếng che đầu gối: Màu xanh thẫm, mỗi bên thêu ba con chim trĩ, ở giữa là ba bông hoa nhỏ. Đường viền màu mận chính, thêu hoa vân phượng vờn mây bằng chỉ vàng.

–  Ngọc khuê: Dài bảy tác, đầu nhọn, có hoa văn chìm, phía đuôi quấn gấm.

–  Đai ngọc: Bằng khỉ *màu xanh nhạt, thêu hoa văn phượng vờn mây thiếp vàng, ngọc trang trí chín viên, khảm bốn miếng vàng.

(* Khỉ : Các thứ the lụa có hoa bóng chằng chịt không dùng sợi thẳng, đều gọi là khỉ.)

– Đai lưng: Nửa xanh nửa đỏ, có hai đoạn thả xuống màu đỏ thêu hoa văng phượng bằng chỉ vàng, dưới viền đỏ, trên thắt dây xanh.

– Giày: dùng khỉ xanh, thêu hoa văn phượng thiếp vàng, viền đen, mỗi bên gắn ba viên ngõ. Tất màu xanh sẫm.

34 thoughts on “Y phục Trung Quốc cổ đại phần 1 ( Nữ)

    • Tỷ chờ bạn tỷ gõ bản pic ra bản text muội à, tỷ cũng biết mọi người rất sốt ruột nhưng cũng phải đợi người ta thôi. Tỷ đã thử nhòm từng từ để copy/ paste mà không được. Muội thông cảm chờ nhé, mấy phiên ngoại có liên quan đến phần 3 của chương cuối cùng nên tỷ phải chờ chương cuối thôi.

  1. Hanbok + áo ngắn ngoài zống cái bộ thời Minh dưng mà có lúc ta lại thấy y phục của thị nữ a hoàn đời Đường có lúc zống hanbok lúc ko có áo ngắn ngoài. Nhớ mấy cái fim Hàn mà trước thời Choson? ngang với thời Đường trở về trước đầu tóc + y phục khá zống Hán phục chứ ko có cái vòng tết tóc trên đầu.
    Còn Nhật thì từ kiến trúc lẫn y phục đúng là đậm nét từ thời Đường trở về trước thật. Fim cổ trang Nhật mới xem đc 2 bộ trên VTV ‘anh hùng Yositshun’ rất zống đời Xuân thu Chiến quốc, trong ‘công chúa Át sư’ thời Edo thì thiên triều ở Kyoto y phục kimono lòe xòe nặng trên chục kg, đầu tóc buộc vẫn zống đời Xuân thu như trên nhưng màu sắc rực rỡ như đời Đường, hoàng za Nhật bây h vẫn còn mặc kiểu kimono này; còn Mạc phủ ở Tokyo thì kimono bó hơn, zống như kimono dân thường bây h.
    Đế quốc Đại Đường ngày xưa chiếm hết cả Mông Cổ, Cao Ly, Nhật Bản, VN mình lập thành các đô hộ phủ nên chắc y phục TQ du nhập sang mấy nc nhiều nhưng mà chính ở TQ thời Đường zới quý tộc lại mặc mát mẻ nhất, toàn áo quây với áo khoác hờ có lúc = voan trông còn hở hơn bây h mới sợ.

    Nag post tiếp y phục các thời khác đi, ta thấy khó mà phân biệt đc đời Tống với đời Minh, và các đời khác, có mỗi đời Tùy Đường vs đời Thanh là dễ nhận ra nhất.
    Y phục của nam zới lại càng khó phân biệt.

    • Nàng no 0 nghiên cứu nhiều thật đấy, trang phục việt nam thời lý, trần cũng rất giống trang phục Trung quốc mà, đa số các nước trung á và Đông nam á đều bị ảnh hưởng như vậy cả. Mấy thời kia ta chưa tìm được ảnh, ảnh nhìn không rõ nàng ạ, có thời Minh này là ảnh nhiều và rõ ràng nhất thôi. ^^

Gửi phản hồi cho Lạc Hoa cung Hủy trả lời